PHƯƠNG TIỆN PHỔ BIẾN CỦA NHỮNG NGƯỜI DÂN SÀI GÒN XƯA
Giống như những phương tiện công cộng truyền thống khác như taxi cóc hay xe đò thì xích lô máy cũng là một phần ký ức không thể phai nhoà của người dân sinh sống và làm việc tại đất Sài Gòn trước năm 1975. Điều đặc biệt là Sài Gòn cũng được vinh danh là thành phố “duy nhất” trên thế giới có sự xuất hiện của xích lô máy trong những năm thuộc thập niên 90s.
Chiếc xích lô máy có mặt trên đường phố Sài Gòn lần đầu tiên vào năm 1940, được dựa trên nền chiếc xe Triporteur Peugeot (một loại xe 3 bánh dùng để vận chuyển hàng hóa), chiếc xe chạy bằng động cơ mạnh mẽ với nhiên liệu chính là xăng pha nhớt và chủ yếu được sản xuất tại nước Pháp. Thời điểm, thực dân Pháp tiến hành quay trở lại xâm lược Việt Nam thì nhu cầu vận tải hàng được tăng lên gấp nhiều lần, chính vì vậy mà chính quyền Pháp nhập rất nhiều phương tiện để giải quyết vấn đề này và trong đó có chiếc xe Triporteur Peugeot (tiền thân của những chiếc xích lô máy đời đầu tại đất Sài Thành).
Nhờ vào những ưu điểm vượt bậc mà vào năm 1950 tại Sài Gòn – Chợ Lớn có hơn 1000 chiếc xích lô máy được đưa vào hoạt động với nhu cầu sử dụng rộng rãi. Những chiếc xích lô máy cùng tiếng động cơ mạnh mẽ đã nhanh chóng trở thành biểu tượng “độc nhất vô nhị” của Sài Gòn mà khó nơi nào trên thế giới có được.
Nhưng đến năm 1960, khi những chiếc xe Lam được du nhập vào Sài Gòn thì phần lớn nghề chạy xích lô máy dần bị cạnh tranh một cách áp đảo và quyết liệt. Vì một phần xe Lam sẽ chở được nhiều người hơn mà phần phía trước xe còn có thể chở hàng hóa cùng giá thành rẻ hơn xích lô máy. Do đó, những chiếc xích lô máy dần dần đã mất đi vị thế vốn có của mình.
Từ sau những năm giải phóng, khi xăng dầu trở nên khan hiếm thì trên đường phố Sài Gòn hoàn toàn “vắng bóng” những chiếc xe 3 bánh đặc biệt này. Nhưng thay vào đó, là những chiếc xích lô được vận hành bằng hình thức thủ công lại một lần nữa lên ngôi và đối với mọi tầng lớp người dân Sài Gòn từ tri thức cho đến lao động thì hình ảnh những chiếc xích lô máy đã ăn sâu vào tiềm thức của với những giá trị văn hoá tinh thần văn minh và hùng cường.
HOÀI NIỆM VỀ MUÔN KIỂU XÍCH LÔ MÁY TRÊN PHỐ SÀI GÒN NHỮNG NĂM TRƯỚC 1975
Những chiếc xích lô máy với tiếng âm thanh đặc biệt hoà lẫn cùng nhiều âm thanh khác đã đánh thức ngày mới của người dân Sài Thành. Từ những ngóc ngách con phố nhỏ cho đến những quãng đường sầm uất thì hình ảnh xích lô máy đã trở thành hoài niệm khó phai của Sài Gòn những năm trước giải phóng.
Bên cạnh việc chạy trong nội thành thì những chiếc xích lô máy cũng chở khách từ tỉnh lên Sài Gòn. Với những người dân tỉnh di chuyển bằng xích lô máy là thứ gì rất đỗi xa lạ, khi có dịp họ thường đi tham quan thành phố và thưởng thức những món ngon. Bên cạnh đó, những người con xa xứ thì những chiếc xe 3 bánh này cũng là ký ức về “quê hương”.
Khi về đêm, những tiếng máy động cơ từ xích lô khuấy động hết mọi đường phố Sài Gòn. Sự nhộn nhịp giữa âm thanh và ánh đèn đã tạo nên khung cảnh ấn tượng mà giờ các thế hệ trước còn nhớ mãi không quên. Điểm đặc biệt của xích lô máy so với nhiều phương tiện thời này với ngoại hình sặc sỡ do được sơn tay một cách đầy tỉ mỉ. Với tải trọng có khi lên đến vài trăm ký nên nhiều người ví von rằng những người chạy xích lô là những người cao bồi thực thụ vì tính cần mẫn và lái xe cực kỳ chuyên nghiệp.
Hình ảnh những bác tài “cool ngầu” với mũ cói, kính mát với phong cách ăn mặc độc đáo đứng dọc trên nhiều tuyến đường lớn nhỏ Sài Gòn đã tạo nên khung cảnh tựa như một cuộn phim chỉ vừa phát hành ngày hôm qua. Ngày nay, những chiếc xích lô máy chỉ còn là những hoài niệm thông qua những mạch ký ức còn sót lại của người sinh sống tại thời kỳ đó.
NGẮM NHÌN HÌNH ẢNH NHỮNG CHIẾC XÍCH LÔ MÁY – BIỂU TƯỢNG ĐỘC ĐÁO TRÊN ĐẤT SÀI THÀNH
Dưới đây là một số hình ảnh thường nhật về những chiếc xích lô máy màu sắc và được xem là biểu tượng văn hoá độc đáo nhất của người dân Sài Thành:
Dù đã trải qua hàng mấy chục năm xuất hiện và phát triển, nhưng những dấu ấn về “xích lô máy” đã gắn liền với ký ức và nếp sống văn hoá của người dân Sài Thành, những chiếc xích lô sặc sỡ vẫn luôn được gìn giữ và lưu truyền về các giá trị tích cực cho các thế hệ trẻ ngày nay. Đỡ Buồn hy vọng thông qua bài viết này có thể truyền tải và giúp bạn hiểu hơn về những nét văn hoá lịch sử về ẩm thực, nghề nghiệp và con người đáng tự hào của dân tộc nói chung và Sài Gòn nói riêng.